TẾT CỦA MỘT NĂM KINH TẾ BUỒN SẼ NHƯ THẾ NÀO?

Bên cạnh sự háo hức mong chờ đón Tết thì đan xen đó có lẽ là nỗi lo âu về kinh tế đối với nhiều người. Vào dịp Tết, nhu cầu mua sắm của mọi người tăng cao. Nào là tiền sắm tết, đi lại, quà biếu, lì xì, bất kỳ điều gì cũng cần phải chi tiền. Dù cho có lương tháng 13 hay thưởng tết thì cũng không đủ, nhiều người còn dốc hết cả tiền tiết kiệm trong một năm để tiêu xài vào dịp Tết. Vậy còn Tết của một năm kinh tế buồn sẽ như thế nào, hãy cùng VILL khám phá thông qua bài viết dưới đây nhé! 

I. Tết của một năm kinh tế buồn sẽ như thế nào?

Theo quan niệm xưa, người Việt tâm lý rằng “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”. Câu thành ngữ này có ý nói đến dù nghèo khó đến mấy thì người ta cũng cố vay mượn, xoay xở thêm để có đủ ăn trong 3 ngày Tết sao cho “Già được bát canh, trẻ có manh áo mới”. Dù có đói khát quanh năm thì khi Tết đến Xuân về, mọi người phải ăn uống no đủ. 

Bên cạnh đó, vào những dịp lễ Tết này nhu cầu mua sắm tăng vọt. Một mặt giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhưng mặt khác điều này cũng sẽ có hại cho hầu bao của bạn. Nhất là khi nguồn ngân sách của gia đình không được dư giả. 

Trong vài năm gần đây, tình hình kinh tế lại càng trở nên ảm đạm. Không thưởng Tết, mất việc, cắt giảm lương,… khiến không ít người đã khó khăn nay còn khó khăn hơn. 

Nhưng vì văn hóa mua sắm tết đã ăn sâu vào tư tưởng của nhiều người. Vì vậy dù có khó khăn, thiếu thốn như thế nào thì họ vẫn phải cố gồng mình để đón Tết. Thậm chí là vay mượn để mua sắm. Vì thế “Kinh tế buồn” cứ mãi quẩn quanh không thể thoát ra được. 

II. Làm sao có thể sắm Tết tiết kiệm nhưng vẫn đủ đầy trong một năm kinh tế buồn

Ngày Tết sinh ra là để mọi người nghỉ ngơi, đoàn tụ và sum vầy bên gia đình. Cùng nhau tận hưởng những ngày đầu năm sau chuỗi ngày làm lụng vất vả. Tuy nhiên trong một năm kinh tế buồn, những ngày này dường như đã trở thành gánh nặng vô hình đối với bất kỳ ai.

Vậy làm sao để có một cái Tết đầy đủ nhưng vẫn tiết kiệm? Nếu bạn cần đáp án cho câu hỏi này, hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây nhé! 

II.1. Lên ngân sách cụ thể cho các khoản chi tiêu

Việc chi tiêu có kế hoạch bao giờ cũng sẽ là một điều tốt. Nếu bạn chưa có thói quen lập ngân sách chi tiêu cụ thể thì dịp Tết này có lẽ là một dịp tốt để bạn bắt đầu học và vận dụng đấy! 

Đầu tiên bạn cần lên ngân sách cho cho những khoản chi tiêu thiết yếu như tiền ăn uống, sinh hoạt phí và tiền đi lại. 

Sau đó tiếp tục đến những khoản chi vào dịp Tết như tiền lì xì, tiền biếu, tiền mua sắm thực phẩm ngày Tết,…

II.2. Lập kế hoạch mua sắm cụ thể

Sau khi đã phân chia ngân sách hợp lý, tiếp đó bạn hãy lên kế hoạch mua sắm sao cho cụ thể và chi tiết nhất. Mọi người có thể cân nhắc mua hàng hóa, quà, mứt,… sớm hơn để có được mức giá tốt. Bên cạnh đó, việc săn khuyến mãi cũng có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ.

II.3. Mua sắm đủ dùng, không mua tích trữ quá nhiều loại thực phẩm

Trên thực tế, chợ truyền thống và các siêu thị tiện lợi, từ mùng 2 đã mở cửa hoạt động lại bình thường. Vì thế việc trữ nhiều thực phẩm là không cần thiết. Hãy mua sắm thật kế hoạch, cần bao nhiêu, sắm bấy nhiêu, vừa ngon lại vừa tiết kiệm.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đón một cái Tết thật vui, bình yên sau một năm vất vả, không còn phải gồng mình, nặng trĩu vì gánh nặng chi tiêu ngày Tết. Bỏ qua những áp lực của một năm kinh tế buồn, chào đón năm 2024 vui tươi, đầy phấn khởi.

Đừng quên Follow Fanpage VILL Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé! Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần được hỗ trợ, phiền bạn liên hệ số Hotline: 19009079 nhé! 

(*) Để được hỗ trợ nhanh nhất vui lòng bạn nhấp vào link sau đây: https://zalo.me/villvietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *