MÂM CÚNG RẰM THÁNG GIÊNG CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ? CÚNG RẰM THÁNG GIÊNG VÀO GIỜ NÀO?

Rằm tháng Giêng 2024 rơi vào ngày thứ Bảy tức ngày 24.02 Dương lịch (15.01 Âm lịch). Đối với người Việt Nam, nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng thật sự rất quan trọng. Với quan niệm rằng Rằm tháng Giêng là ăn Tết lại một lần nữa nên người Việt thường làm cỗ rất lớn. Vậy mâm cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì? Cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào? Hãy cùng VILL tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

I. Mâm cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì? 

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu, là đêm Rằm đầu tiên của năm mới. Vì vậy, sau khi ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng vừa qua, nhiều nhà đã tiến hành chuẩn bị mâm cúng lễ cho ngày Rằm tháng Giêng. 

Ngoài mâm lễ mặn dành cho gia tiên, nhiều gia đình còn chuẩn bị bánh trà, mâm lễ chay hoa quả để dâng lên Phật. 

I.1 Mâm cúng chay dâng Phật

Mâm cúng chay cúng Phật thường có đủ 10 món bao gồm những món ăn từ tứ phương (sông, biển, núi, đồng bằng). Đồng thời, mâm cỗ chay nhất định phải có sự hiện diện của 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: Vàng (kim), xanh (mộc), trắng (thủy), đỏ (hỏa), đen (thổ). Những điều này giúp tạo nên một mâm cúng đầy đủ, với cầu mong sẽ có một năm an lành, xua tan vận đen, gia đình yên ấm hạnh phúc. 

Đặc biệt, trong mâm cúng chay này còn có sự hiện diện của chè trôi nước (bánh trôi). Ý nghĩa của bánh trôi nước là mong muốn mọi việc quanh năm sẽ luôn trôi chảy, hanh thông. 

I.2 Mâm cúng mặn cúng Rằm tháng Giêng

Mâm cúng mặn cúng Rằm tháng Giêng nhất định không thể thiếu được thịt gà, canh măng, xôi gấc, bánh chưng. Được biết đến thịt gà là vật cúng thiêng liêng, còn xôi gấc có màu đỏ, đồng nghĩa với việc sẽ mang lại may mắn cho năm mới. Bên cạnh đó, gia chủ cần chuẩn bị thêm một số món như giò chả, nem, dưa hành, nem,…

Thêm vào đó là các lễ vật: Hoa, đèn, nến, vàng mã, hương, rượu, trầu cau. 

II. Cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào?

II.1 Thời điểm cúng tốt nhất

Thời điểm được cho là cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là giờ Ngọ (từ 11h00 – 13h00) ngày 15.01 Âm lịch.

Nhiều người vẫn tin rằng, đây là khung giờ mà thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ. 

Tuy nhiên, nếu gia chủ không thể sắp xếp được thời gian cúng trong giờ Ngọ, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h00 ngày 15 tháng Giêng thì vẫn được. 

II.2 Khung giờ đẹp đúng Rằm tháng Giêng năm 2024

Sau đây là một số khung giờ cúng Rằm tháng Giêng mà mọi người có thể tham khảo:

Giờ đẹp cúng vào ngày chính rằm tháng Giêng, tức ngày 24.02 Dương lịch:

  • Ất Mão (5h00 – 7h00)
  • Mậu Ngọ (11h00 – 13h00) được cho là đẹp nhất
  • Canh Thân (15h00 – 17h00)
  • Tân Dậu (17h00 – 19h00)

Giờ đẹp cúng vào ngày 14 tháng Giêng, tức ngày 23.02 Dương lịch:

  • Giáp Thìn (7h00 – 9h00)
  • Bính Ngọ (11h00 – 13h00)
  • Đinh Mùi (13h00 – 15h00)
  • Canh Tuất (19h00 – 21h00)

Trên đây là tất cả thông tin về “Mâm cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì? Cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào?”. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên follow Fanpage VILL Việt Nam để biết thêm những thông tin bổ ích nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.